Bộ 2 cuốn sách về thực hành Marketing: Hiệu Ứng Lan Truyền – Thương Hiệu Cảm Xúc

Sách Bộ 2 cuốn sách về thực hành Marketing: Hiệu Ứng Lan Truyền – Thương Hiệu Cảm Xúc pdf ebook review doc epub word wattpad prc mobi audio mp3 sách nói đọc online Tác giả: Marc Gobé, Jonah Berger.

👉 Link Sách: https://bit.ly/349Hdx1

” />

1. Review sách Bộ 2 cuốn sách về thực hành Marketing: Hiệu Ứng Lan Truyền – Thương Hiệu Cảm Xúc

Sách Bộ 2 cuốn sách về thực hành Marketing: Hiệu Ứng Lan Truyền – Thương Hiệu Cảm Xúc ebook review pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Marc Gobé, Jonah Berger trong danh mục Sách Bán chạy đang sale off -0.14% còn 144.480 ₫, đã được bán ra hơn 10 cuốn ngay sau khi lên kệ, cùng với 2 nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Bộ 2 cuốn sách về thực hành Marketing: Hiệu Ứng Lan Truyền – Thương Hiệu Cảm Xúc

Sách Bộ 2 cuốn sách về thực hành Marketing: Hiệu Ứng Lan Truyền – Thương Hiệu Cảm Xúc Tác giả: Marc Gobé, Jonah Berger, Công ty phát hành Thái Hà Ngày xuất bản 2014-10-02 14:25:48 Kích thước 14.5 x 20.5 cm 15.5 x 24 cm Loại bìa Bìa mềm Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội.

3. Mô tả sách Bộ 2 cuốn sách về thực hành Marketing: Hiệu Ứng Lan Truyền – Thương Hiệu Cảm Xúc

Bộ 2 cuốn sách về thực hành Marketing: Hiệu Ứng Lan Truyền – Thương Hiệu Cảm Xúc Hiệu Ứng Lan Truyền Tại sao? Bạn có thể nói về bất cứ thứ gì. Có cả tỉ chủ đề, ý tưởng, sản phẩm và câu chuyện khác nhau để bạn bàn tán. Tại sao bạn lại nói về những thứ nhất định đó? Tại sao lại là câu chuyện, bộ phim hay đồng nghiệp đó mà không phải là câu chuyện khác, bộ phim khác hay đồng nghiệp khác? Một số câu chuyện có tính lan truyền nhiều hơn, một số tin đồn có khả năng lây lan cao hơn. Một số nội dung trực tuyến trở nên phổ biến, trong khi một số khác không bao giờ được lan truyền. Một số sản phẩm được truyền khẩu rất nhiều, trong khi một số khác không được nhắc đến. Tại sao? Điều gì khiến cho một số sản phẩm, ý tưởng và hành động được nói đến nhiều hơn? Tất cả những điều đó sẽ được giải thích trong Hiệu ứng lan truyền. Ngoài ra cuốn sách này sẽ làm sáng tỏ những quy trình tâm lý và xã hội học đằng sau khoa học của sự lan truyền xã hội qua sáu nguyên lý bao gồm: Sự Công nhận Xã hội, Sự Kích hoạt, Cảm xúc, Công khai, Giá trị Thực tế và Những câu chuyện. Đồng thời, thông qua việc giải thích các hiện tượng lan truyền trong xã hội, tác giả cũng đưa ra cách thức kết cấu nên những câu chuyện, thông điệp, quảng cáo và thông tin để mọi người phải chia sẻ chúng cho dù đó có nhiều bạn bè hay không. Dù là giám đốc một công ty lớn, hay chủ một công ty nhỏ đang cố gắng nâng cao nhận thức về công ty mình, một chính trị gia vận động bầu cử hoặc một quan chức y tế đang cố gắng thúc đẩy một thông điệp, thì cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu cách làm cho sản phẩm và ý tưởng trở nên lan truyền – cách cấu thành những câu chuyện, thông điệp, quảng cáo và thông tin để mọi người chia sẻ chúng rộng rãi. Thương Hiệu Cảm Xúc “Trên thương trường có các thương hiệu không mang tính cảm xúc, ví như Kmart và Compaq, và các thương hiệu cảm xúc như Wal-Mart và Apple. Sự khác biệt giữa hai nhóm thương hiệu này chính là tầm nhìn, hình ảnh và sự kết nối cảm xúc mà nhóm thương hiệu thứ hai truyền đạt đến cho thế giới. Từ “áp đặt” đến “kết nối cảm xúc,” các bộ nhận dạng thương hiệu thể hiện văn hóa, cá tính, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp – biểu tượng và dấu hiệu giá trị đặc trưng khơi gợi sự tin tưởng của người tiêu dùng, khách hàng, đội ngũ nhân viên, nhà cung cấp và cộng đồng tài chính. Lô-gô và màu sắc lô-gô – dù được thể hiện bằng biểu tượng (ví dụ như hãng Nike), biểu trưng (nghệ thuật in chữ độc đáo, ví dụ như hãng FedEx với kiểu chữ La Mã đứng thẳng do Landor thiết kế), hoặc kết hợp cả hai cách trên (như trường hợp lô-gô của AT&T) – là một phần thiết yếu của tất cả các chiến lược thương hiệu chủ chốt kể từ giữa thế kỉ trước. Hãng Coca-Cola, IBM và Mercedes là các ví dụ thành công về bộ nhận diện thương hiệu và các hãng này vẫn đứng vững cùng với sự thử thách của thời gian. Kiểu dáng chữ in đặc biệt của Coca-Cola và màu đỏ đầy sức sống rất dễ nhớ và không thể nhầm lẫn; lô-gô của IBM – với màu xanh riêng biệt – có thể được nhận biết trên khắp thế giới; lô gô hình ngôi sao ba cạnh được bao tròn của Mercedes không chỉ được coi là sự đảm bảo của kĩ thuật siêu việt, mà còn là biểu tượng giá trị chất lượng cao của các dòng xe hơi, dễ dàng truyền tải dấu hiệu của thị hiếu tốt và địa vị của chủ xe. Các lô gô có đặc tính mạnh giống như các chương trình quảng cáo và quan hệ công chúng này trở nên hiệu quả hơn khi trở thành phép tốc ký bằng hình ảnh dành cho các ý nghĩa đi kèm và do đó, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, để họ dễ dàng lĩnh hội thông điệp của công ty. Các sản phẩm có lô gô của các công ty nổi tiếng, chất lượng cao, hưởng lợi nhờ quan điểm rằng chúng cũng có chất lượng siêu việt. Do đó, sự hấp dẫn của sản phẩm đối với người tiêu dùng được nâng lên nhờ mức độ dễ chịu được gợi nên từ thương hiệu mà người tiêu dùng đã quen thuộc. Lô gô có thể rất dễ nhớ và kết tinh nhiều ý nghĩa. Bản thân lô gô không nhất thiết phải là công cụ giao tiếp, nhưng chắc chắn, nó là biểu tượng cho thứ mà công ty thể hiện (hoặc mong muốn thể hiện) và sự nhận thức của người tiêu dùng khi nhìn thấy lô gô đó. Với tư cách là lá cờ đầu của công ty, lô gô là tài sản hình ảnh quan trọng nhất, và cũng là chất xúc tác tạo cảm nhận tốt đẹp hoặc tồi tệ, do đó cần được quản lý với sự cẩn trọng khôn ngoan. Ngày nay, sự cẩn trọng khôn ngoan nghĩa là trở nên linh hoạt hơn và có ảnh hưởng sâu rộng hơn. Các bộ nhận diện thương hiệu trong nền kinh tế mới ngày càng sống động hơn và hiệu quả hơn, nếu hệ thống nhận diện này tích hợp các yếu tố như tính nhạy bén về xã hội, phù hợp với văn hóa và nỗ lực tìm kiếm sự kết nối đích thực với con người. Cần có các giải pháp sáng tạo để tìm ra “yếu tố con người” kết hợp và cốt yếu này. Lô gô có thể hữu hình, nhưng nếu không được nhân tính hóa – tức là nếu thiếu đi “trái tim” – nó sẽ giống với một con người không có “trái tim”: lạnh lùng, thờ ơ, tức là một người máy.”